MIẾN DONG - ĐẶC SẢN HƯƠNG VỊ BẮC
Miến, là một loại thực phẩm khô có dạng sợi, được ưa chuộng rộng rãi trong ẩm thực Việt Nam từ món khô đến món nước, như miến xào cua, miến lươn xào, miến măng vịt, và nhiều món khác. Để hiểu rõ hơn về miến, chúng ta có thể phân loại chúng theo màu sắc.
Hương Dẫn Phân Loại Miến Dong
Trên thị trường, miến thường được chia thành ba loại màu sắc phổ biến:
-
Miến màu trắng trong hoặc đục:
Đây là loại miến có màu sắc cơ bản, được làm từ các loại tinh bột như tinh bột gạo, tinh bột đậu xanh, tinh bột lúa mì, và các nguyên liệu tinh bột khác.
Màu sắc này thường được tạo ra bằng cách nhuộm từ mật mía hoặc sử dụng các nguyên liệu thực phẩm tự nhiên khác để mang lại sự đa dạng cho sợi miến. Tuy nhiên, cơ bản vẫn được làm từ các loại tinh bột.
-
Miến màu xám nhạt (miến dong):
Loại miến này được làm từ tinh bột của củ dong riềng, giúp nó trở nên dễ nhận biết với màu sắc đặc trưng.
Việc hiểu rõ về phân loại màu sắc của miến không chỉ giúp người tiêu dùng lựa chọn theo sở thích mà còn mang lại kiến thức về nguyên liệu và cách chế biến trong ẩm thực đa dạng của Việt Nam.
GỢI Ý DANH SÁCH CÁC MÓN ĂN NGON DỄ LÀM TỪ MIẾN DONG
Thay đổi khẩu vị bằng cách chế biến món ăn khác nhau từ miến dong, sẽ giúp tạo ra được nhiều món ăn hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng tốt hơn cho bữa ăn hằng ngày. Thực phẩm sạch Bùi Gia xin chia sẻ cùng Bạn cách chế biến một số món ăn đơn giản dễ làm sau đây:
1. Miến xào lươn:
Với món Miến xào lươn, bạn nên dùng miến dong Bắc, vì sợi miến hơi to và có độ dai vừa phải. Trước khi cho miến vào chảo để xào chung với các nguyên liệu khác, bạn cần ngâm miến với nước sôi sao cho có độ dai phù hợp với khẩu vị của bạn. Đồng thời, hãy trộn thêm ít dầu để tránh miến bị vón cục trước khi xào.
2.Miến xào cua:
Cách làm miến xào cua cũng tương tự như miến lươn xào. Bạn cũng nên dùng miến dong, hay miến hỗn hợp. Đối với miến dong nên ngâm nước sôi cho bớt độ dai.
Còn miến hỗn hợp bạn nên tham khảo kĩ thành phần miến của nhà sản xuất trên bao bì để biết độ dai của chúng, hoặc cũng ngâm vào nước ấm sao cho miến có độ dai phù hợp trước khi xào chung với các thành phần khác.
3. Miến lươn trộn:
Khi làm miến lươn trộn, bạn có thể dùng miến hỗn hợp nhưng phổ biến vẫn là miến dong, vì loại miến này có độ dai, phù hợp với khẩu vị của những tín đồ yêu thích món trộn (nộm).
Ngoài ra, bạn có thể dùng miến đậu xanh để thay thế, vì có tác dụng làm mát cơ thể và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý trong khâu sơ chế miến - chỉ nên trụng sơ qua nước sôi, để tránh miến bị quá bở trước khi trộn với các nguyên liệu khác
4.Miến nấu Măng Gà:
Khi làm miến măng gà, phần lớn người ta thường dùng miến dong, vì có độ dai và sợi miến to hơn. Thậm chí, miến sau khi được rửa sao qua nước, và sau khi nước lèo được nấu xong, người ta còn cho miến dong trực tếp vào nồi nước lèo cho đến khi có độ dai thích hợp để múc ra tô thưởng thức.
5. Miến chân gà trứng non:
Cách làm món miến chân gà trứng non cũng tương tự như miến măng gà ở phía trên, người ta thường hay dùng miến dong. Ngoài ra, miến đậu xanh cũng rất thích hợp, vì có tác dụng làm mát cơ thể và sợi miến nhỏ, chỉ cần chan nước lèo nóng vào là có thể thưởng thức ngay sợi miến mềm.
NGUỒN GỐC VÀ QUY TRÌNH LÀM MIẾN DONG
Miến Dong được làm từ củ dong vùng núi Tây Bắc
Lựa chọn những củ dong đạt tiêu chuẩn
Bắt đầu quy tình làm Miến Dong
Miến Được phơi nắng tự nhiên
Miến được thái thành sợi
Sau đó được sơ chế đóng gói chuyển đến khách hàng